GS-TS-NGND Bùi Khánh Thế để lại không chỉ những cuốn sách
Ngày 15.2, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã ra quyết định bắt giữ 24 nghi phạm để làm rõ hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Tây Ninh xác định hàng chục đối tượng bị bán đến các công ty chuyên hoạt động lừa đảo tại Campuchia. Ngày 31.1, lực lượng chức năng Campuchia đã kiểm tra, tạm giữ 177 người là công dân Việt Nam hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tại TP.Bavet, tỉnh Svayrieng (Vương quốc Campuchia) và trao trả về Việt Nam vào ngày 6.2.Ngay sau đó, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an và lực lượng biên phòng xây dựng kế hoạch tiếp nhận, làm việc, phân loại xác định các đối tượng giữ vai trò chính trong các đường dây lừa đảo. Qua tiếp nhận và tiến hành điều tra ban đầu, công an xác định tại TP.Bavet, các đối tượng người Trung Quốc thuê tầng 3 và 4, tòa 11, khu Kim Sa 4 để thành lập công ty chuyên hoạt động lừa đảo. Công ty này do một người Trung Quốc tên là HeYuki làm giám đốc, người tên A Lửng làm quản lý. Cả 2 phối hợp tổ chức, lập ra nhiều nhóm và phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Các nhân viên làm việc trong công ty, chủ yếu sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam. Bước đầu, lực lượng công an xác định có 5 tài khoản dùng để lừa đảo với số tiền trên 500 tỉ đồng. Cơ quan chức năng cũng đã làm việc với 6 nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền trên 35 tỉ đồng.Công an tỉnh Tây Ninh sau đó đã ra quyết định bắt giữ 24 nghi phạm trong số 177 lao động được Campuchia trao trả. Hiện Công an tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục phối hợp Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an và lực lượng chức năng Campuchia để điều tra, truy bắt các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.Liverpool thay đổi chiến thuật như thế nào?
Bản cập nhật này sẽ giúp phiên bản miễn phí của ChatGPT trở nên mạnh mẽ hơn để tăng cường sự cạnh tranh với đối thủ DeepSeek của Trung Quốc. Theo OpenAI, GPT-4o đã nâng cao khả năng của mạng nơ-ron, giúp nó "thông minh hơn ở mọi khía cạnh" và cung cấp "nhiều thông tin có liên quan hơn". Đặc biệt, mô hình mới giúp cải thiện khả năng "hiểu sâu hơn và phân tích hình ảnh" mà người dùng tải lên.Một trong những tính năng nổi bật của bản cập nhật là khả năng xử lý các môn học STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) tốt hơn. Sự cải thiện này mang lại lợi ích lớn cho những người sử dụng ChatGPT để giải quyết các vấn đề liên quan đến mã hóa hoặc các lĩnh vực liên quan.Bên cạnh đó, GPT-4o đã được đào tạo với thông tin cập nhật đến tháng 6.2024, cho phép ChatGPT sử dụng các tham chiếu đến các dữ liệu và xu hướng gần đây hơn. Điều này giúp chatbot AI của OpenAI cung cấp bối cảnh phong phú hơn về các sự kiện hiện tại.Về khả năng tạo và chỉnh sửa hình ảnh, ChatGPT hiện có thể "hiểu" và phân tích tốt hơn các hình ảnh do người dùng tải lên. Chẳng hạn, chatbot AI này có thể đưa ra lời khuyên chỉnh sửa hình ảnh hiệu quả hơn và phân tích các biểu đồ, đồ thị phức tạp một cách chính xác hơn.Cuối cùng, ChatGPT sẽ sử dụng nhiều biểu tượng cảm xúc hơn trong phản hồi của mình, đặc biệt khi người dùng cũng sử dụng biểu tượng cảm xúc trong các truy vấn.
Nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh nghẹn ngào kể về ngày đầu sang Úc định cư
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.
Toyota Việt Nam (TMV) vừa triển khai chương trình triệu hồi sản phẩm đầu tiên trong năm 2025. Theo thông tin hãng xe Nhật Bản công bố, bắt đầu từ ngày 7.3.2024 TMV bắt đầu phối hợp với các cơ sở bảo dưỡng của hãng trên toàn quốc thực hiện đợt triệu hồi 10 chiếc Toyota Alphard.TMV xác định, các xe Toyota Alphard bị ảnh hưởng thuộc diện triệu hồi lần này được xác định sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 2 - 21.11.2020, do TMV nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam.Trước đó, qua kiểm tra Toyota xác định trên các xe Alphard thuộc diện triệu hồi trang bị ốp nắp ca-pô phía trước, trong quá trình sử dụng, ốp nắp ca-pô có thể bị biến dạng do nhiệt độ thay đổi. Việc này có thể dẫn đến nứt và lỏng khi áp lực lặp đi lặp lại tác động lên phần lắp của ốp nắp ca-pô. Nếu tiếp tục sử dụng trong trạng thái này, ốp nắp ca-pô có thể bị rơi khỏi xe và làm cản trở các phương tiện khác tham gia giao thông.Hiện tại, TMV cho biết các khách hàng có xe trong diện ảnh hưởng, sẽ nhận được thông báo từ các cơ sở bảo hành bảo dưỡng Toyota để mời mang xe đến kiểm tra. Dựa vào kết quả kiểm tra, xe của khách hàng sẽ được tiến hành thay thế ốp nắp ca-pô mới. Thời gian kiểm tra và sửa chữa dự kiến khoảng 25 phút mỗi xe. Các xe thuộc diện triệu hồi sẽ được kiểm tra, thay thế hoàn toàn miễn phí.Tại Việt Nam, Toyota Alphard được định vị ở phân khúc MPV cao cấp, giá bán từ 4,37 - 4,47 tỉ đồng. Năm 2024, tổng doanh số bán Toyota Alphard đạt 159 xe.
Bức tranh kinh tế năm 2024 liệu có khởi sắc hơn?
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.